Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép

Đối với những công trình xây dựng trái phép, xây dựng trên đất cấ, đất công hoặc không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử lý như thế nào ? Việc cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Luật cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng

Quy định của pháp luật

Theo quy định điều 89 luật xây dựng 2014 thì khi tiến hành xây dựng cần xin giấy phép xây dựng nếu đã có nhưng đã hết hạn cần gia hạn giấy phép ở cơ quan xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền.

Đối với những công trình xây dựng đang thi công, trên đất lấn chiếm hay không có giấy phép mà thi công sẽ bị cưỡng chế phá dỡ công trình. 
Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);’

Xử lý cưỡng chế phá dỡ công trình diễn ra thế nào ? 

Hành vi xây dựng công trình lấn chiếm đất hành lang bảo vệ an toàn giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng cho đến 60.000.000 đồng. Bên cạnh đó hình phạt bổ sung đối với hành vi này là yêu cầu tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm pháp luật., phá dỡ công trình uy tín.
Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân (tổ chức) vi phạm và các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến